Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

THÂN BẤT TỊNH



1. Quán thân bất tịnh: . Quán thân bất tịnh nghĩa là tập trung tư tưởng để quan sát một cách tường tận về sự dơ bẩn của cái thân ta. Nói cái thân là bất tịnh, chắc có nhiều người ngạc nhiên, không thể chấp  nhận và phản đối cho là Phật đã nói quá đáng. 
Trong đời còn cái gì quý báu hơn cái thân đâu? Nhìn bên ngoài ta thấy thân này khá xinh đẹp nào là mắt đen, da trắng, môi hồng, mũi dọc dừa,mặt trái xoan… một vẻ đẹp hoàn hảo, đó là một niềm ao ước của  bao người, có khi họ phải bỏ khong ít tiền, chịu đau đớn để trải qua các cuộc phẫu thuật thẫm mỹ mới có được và Người ta bảo bọc nó, nâng niu nó, cung phụng nó đủ điều. nào là thức ngon vật lạ; nào là lụa là, gấm vóc; nào là nhà cao cửa rộng với tiện nghi sang trọng..cốt yếu giúp tăng them giá trị mỹ miều của thân, cho thân được nhẹ nhàng sung suonwgs bằng nhiều các có khi là làm cả nhưng việc bất nhân tổn đức. Cái thân được quí chuộng, tôn trọng như thế, mà bảo rằng nó là dơ bẩn, gớm ghiếc, thì thật  khó mà chấp  nhận được. 
bình tĩnh mà xét lại, cái thân nầy thật không có gi là trong sạch cả. như ta đã biết con ngươi sinh ra là nhờ hai thứ bất tịnh của tinh cha huyết mẹ. Nó là sự tích tụ của hơn 300 cái xương được nối lại với nhau bởi 180 khớp dính liền nhờ 900 cái gân, trét đầy khắp với 900 miếng thịt, được bọc bằng lớp da trong ẩm ướt, bao ngoài với lớp da có những lỗ rải rác đó đây, luôn luôn tiết ra như một cái bình dầu mà trong đó cả một tập thể vi trùng cư trú. nó như một nấm mồ khổng lồ mà thây chết là các loài chúng sanh ta vẫn ăn hằng ngày, Ðó là cái nhà của tật bệnh, nền tảng của những trạng thái đau khổ, luôn luôn rỉ ra từ 9 lỗ như một ung nhọt kinh niên. Nơi 2 con mắt ghèn chảy, nơi 2 lỗ tai thì cứt ráy, từ 2 lỗ mũi là nước mũi, từ miệng là thức ăn, mật, đàm, máu; từ 2 lỗ bài tiết bên dưới là phân và nước tiểu, và từ 99. 000 lỗ chân lông tiết ra một chất mồ hôi vô vị, với ruồi nhặng bu quanh. Cái thân xác này, nếu không được tắm rửa, chăm sóc, khoác y phục bên ngoài, thì xét về tính chất đáng tởm, một ông vua cũng không khác gì người hốt rác. Nhưng nhờ đánh răng, súc miệng, nhờ thoa ướp bằng những hương hoa mà nó biến thành một trạng thái được xem là tôi và của tôi.  Cứ thế, nam nữ yêu nhau cũng là  yêu cái lớp bao trùm giả tạm này thôi mà không nhận thức cái thực chất dơ bẩn của cơ thể được che đậy bằng những trang sức mong manh. Trong ý nghĩa tối hậu thật không có một chỗ nào trên thân xác, dù nhỏ như hạt bụi, đáng để mà tham đắm.

Thử hỏi nếu nhìn thấy một thây chết liệu chúng ta có hoảng sợ không,chỉ cần có một mẫu nhỏ nào nơi thân xác như tóc, lông, răng, móng rơi ra, thì người ta sẽ không dám động tới, mà còn cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, ghê tởm. Vậy mà, khi chúng còn ở trong thân xác - thì mặc dù vẫn đáng ghê tởm - người ta lại xem là dễ chịu, đáng ham muốn, trường cửu, khả ái, tự ngã v.v.... Bởi vì bị trùm kín trong màn tối vô minh, bị nhuốm đầy tham ái đối với tự ngã, mà người ta đã nhận thức sai lạc như thế
Ðó là mới nói bề ngoài, bề trong thân người lại dơ hơn thập phần.nếu đã xem một video clip chiếu về cảnh mổ thư thi của cac bác sĩ người mỹ chúng ta mới rõ ràng, thấy thật về bên trong của thân, chẳng qua dẹp xinh cũng là nhờ lớp da ở ngoài che phủ, hãy tưởng tượng Khi mổ bụng một con gà, con heo ta thấy một đống nào bọc chứa, ruột non, ruột già, tim, gan, phèo, phổi, bong bóng...như thế nào, thì các bộ phận trong cơ thể ta cũng chẳng khác gì thế ấy. Nhất là bộ tiêu hóa là chỗ chứa đựng đủ thứ vật thực hôi thúi, chẳng khác gì một thùng phân. 
Ðó là mới nói khi lành mạnh, còn khi đau ốm lại càng dễ sợ hơn: nào đàm, nào mũi, thúi tha tanh hôi không sao chịu được, nhất là gặp những bệnh nan y như lao, cùi, giang mai, hoa liễu, thì thật là không ai dám lại gần. Ðó là khi trẻ, còn khi già đầu bạc răng long, lưng còm, da nhăn, má cóp, đi đứng yếu ớt, không còn đủ sức để sửa soạn bề ngoài thì lại càng nhớp nhúa hơn nữa. 
Ðến khi chết, nghiệp thức không còn duy trì để thay lớp mới đổi lớp cũ, thì da thịt rã rời, đụng đâu rệu đấy. Nếu không đem chôn cất cho kín, thì ruồi bọ, giòi rúc rỉa, mùi hôi thúi xông lên không ai chịu nổi. 

Vậy cái thân nầy quả thật là bất tịnh, không còn chối cãi vào đâu được. Nhưng người đời vì không xét kỹ nên mới yêu quí nó, cưng dưỡng nó đủ điều: hễ thân ưa thì mình ưa, thân ghét thì mình ghét; làm nô lệ cho thân, gây nghiệp, chịu quả báo đời đời kiếp kiếp không dứt. Cũng vì thân, mà tham, sân, si nổi lên; cũng vì thân mà sát, đạo, dâm sinh ra; cũng vì thân mà cọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiện, ác khẩu hoành hành. Trăm ngàn vạn điều lỗi lầm, cũng vì quá cưng dưỡng cái thân nầy mà tạo thành ra. 
Vậy hành giả cần phải quan sát rõ cái thân là bất tịnh, mới tránh được những nghiệp tham ái.
  một khi phép quán nầy đã thuần thục, thì kẻ tu hành thấy một cách tường tận như ở trước mắt, thân mình và tất cả mọi người điều bất tịnh, không có gì đáng quý chuộng, ham muốn. Do đó, có thể đối trị được bịnh tham sắc dục là một bịnh rất trầm trọng và nguy hiểm của con người trên bước đường tu hành. Nhưng quán thân bất tịnh là để trừ lòng tham sắc dục, chứ không phải để ghê tởm thân mình, đến nỗi hũy bỏ mạng sống, như sáu mươi vị Tỳ Kheo trong thời Phật tại thế, sau khi quán thân bất tịnh thuần thục ròi, thấy ghê tởm mình và người chung quanh, đến nỗi thuê người giết đi. Ðấy là một điều mà đức Phật nghiêm cấm. 
Ngày nay chúng ta không có được huệ nhãn như Phật để trỏ vào bọn nữ sắc mà Thiên ma sai đến để quấy rối, và bảo rằng: "Những cái túi da đựng toàn những đồ dơ bẩn kia, hãy đi đi, ta không dùng ! ". Hỡi Phật tử, nếu ai đã phát tâm chân thật tu hành, thì hãy cố gắng thi hành pháp "quán thân bất tịnh "; nếu chưa đủ phương tiện để thực hành phép quán ấy, thì cũng đừng bao giờ nên quên rằng: thân người không trong sạch, không có gì đáng say mê đắm đuối để đến nỗi phải gây ra bao nhiêu tai hại, tội lỗi không lường cho mình và người chung quanh.