Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Chiếc áo có làm nên người tu?





Tâm hình dị tục” của các vị tu hành đã để lại một ấn tượng sâu sắc trước đây bây giờ và cả sau này nữa trong lòng không phải của riêng ai mà của tất tả mọi người khi  nhìn thấy dáng hình người tu qua màu áo hiền từ thanh thoát.Giữa dòng đời xô bồ, xuôi ngược,bỗng nhiên bắt gặp hình ảnh:

“Song song đôi bóng nhật bình
Dung dăng tay nhỏ luyến tình người tu”
 chúng ta sẽ thấy một cái gì đó thoát tục, nhẹ nhàng trầm lặng nó tỏa một năng lực hiền hòa làm hồn người  thanh thản, chợt quên đi bao cái âu lo mệt nhọc của cuộc sống mà trở về với thực tại…
Chiếc áo và người tu hai hình ảnh song song gắn liền nhau tạo nên một nét đẹp tương quan của hình thức, của tâm hồn. Nói về chiếc áo không ai mà không biết. Bởi từ lúc ấu thơ cho đến lúc bạc đầu chiếc áo theo ta như một người bạn đường tất yếu,,. Chiếc áo, tiếng Phạn gọi là ca sa và tiếng Trung Hoa gọi là y. nó được hiểu một nghĩa thông dụng nhất là vật để che thân, và đồng thời còn là một model để trang sức tạo phong cách riêng cho mỗi người bên cạnh những thứ đồ trang điểm làm đẹp như phấn son, nước hoa…. Ngoài xã hội hiện nay người ta mặc quần áo theo thời trang, theo model như: váy ngắn, quần thụng, áo dây, áo bó. Họ mặc hết rộng rồi đến hẹp, hết dài rồi đến ngắn, cứ thế luân phiên nhau như vòng sanh tử luân hồi không bao giờ kết thúc. Nhưng rốt cuộc thì đâu rồi cũng về đó, không thấy đẹp thêm chút xíu nào mà càng ngày càng đánh mất đi hình thái, bản sắc dân tộc của chính mình và còn gây phản cảm đối với người xung quanh. Cụ thể như  chiếc áo dài một biểu tượng duyên dáng của Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ của bao dân tộc trên thế giới mà ngày nay vẫn bị cách điệu, thành những chiếc áo tà ngắn tà dài, không tay, tay loe, không cổ…hay ra phố ta dễ bắt gặp những bộ đồ thiếu thước khoe thân,,, nhưng nó lại đẹp, là thời trang trong cái gu thẫm mỹ của những ai đang mặc nói. Đó là nói về chiếc áo của người thế gian còn chiếc áo của người tu sĩ thì ngược lại.
Từ khi “cắt ái ly gia” , đặt bước chân mình trên con đường “ngược dòng bến tục”, bỏ đi tất cả những vướng mắc bụi trần, chúng ta đã bỏ đi chiếc áo màu sắc của thế gian để khoác lên mình mảnh áo nâu sồng hay một màu trầm hương đạm bạc. Chiếc áo này đã làm thay đổi tâm hồn ta, hướng đời ta đến một chân trời mới. Vậy chiếc áo của người tu có gì khác với chiếc áo của người đời? Về mục đích thì nhìn chung chiếc áo của người tu không khác chiếc áo của người đời-dùng để che chắn, bảo vệ thân  nhưng ở đây có điểm khác biệt là chiếc áo của người tu còn biểu trưng cho sự giải thoát. Nó không còn là những màu sắc lòe loẹt mà thay vào đó là màu nâu, vàng hay màu lam thanh cao.. Đối với người xuất gia chúng ta, chiếc áo có thể là tất cả, nhưng cũng có thể chẳng có ý nghĩa gì khi người mặc nó thiếu đi sự hiểu biết và tôn trọng về nó. Thực ra, bản thân chiếc áo chỉ là một vật vô tri, nó hoàn toàn không thể làm nên một con người. Tuy người tu và chiếc áo là hai hình ảnh không thể tách rời nhau, người tu không thể thiếu chiếc áo vì nó làm nên hình thức vẻ bề ngoài để mọi người nhận diện, cung kính nhưng “Chiếc áo không thể làm nên người tu” mà chính người tu sẽ làm nên giá trị của chiếc áo của màu áo mà mình đang khoác. Chiếc áo của người xuất gia có 5 ý nghĩa cao quý mà chiếc áo của người đời dù đẹp đến đâu thời trang đến đâu,đắt tiền đến cỡ nào cũng không có được những ý nghĩa thiêng liêng ấy.
 Ý nghĩa  thứ nhất là áo tối thượng, vì ngoài chiếc áo thanh cao giải thoát này ra không còn cái nào đẹp hơn cao quý hơn thế nữa, chiếc áo người tu tuy là màu hoại sắc, không xe xua, lòe loẹt nhưng nó mang đại diện cho sự giải thoát, hướng thượng. Những ai chấp nhận bỏ đi áo màu của thế gian để mặc vào màu y hoại sắc thì dường như tâm hồn người ấy đã có phần thanh cao , hướng đến cái chân thiện mỹ, không còn tầm thường với những hạnh phúc tủn mủn của thế gian như vợ đẹp con ngoan, giàu sang, phú quý…và với chiếc áo ấy,ý nghĩa ấy thì nó xứng đáng là một chiếc áo vô thượng không gì đẹp hơn cao quý hơn. Ý nghĩa thứ hai là áo giải thoát. Đối với người đời, chiếc áo nhiều màu như lòng nhiều mong cầu tham dục, họ  đắm chìm trong dục lạc nào sắc, tài, danh, lợi…rồi bị chính những điều tham đắm ấy bắt mình làm nô lệ cho nó, nếu thiếu hay không thỏa mãn được con người sẽ đau khổ từ đó tâm tư bị buộc ràng lo tìm đủ mọi phương cách đôi khi là gây tạo nhiều nghiệp ác để đáp ứng nhu cầu vật dục của thân, và vị lai còn bi trôi lăn trong vòng  luân hồi sinh tử  còn với người tu sĩ, chưa nó đến cái mục đích tối thượng là giải thoát hoàn toàn ,vĩnh ly sinh tử mà chỉ nói đến cái hiện tại này, màu áo nâu đạm bạc như cuộc sống thanh nhàn, xả phú cầu bần của một vị tu sĩ, người tu giải thoát mình ra khỏi những buộc ràng của vòng thế gian luẩn quẩn, chấp nhận sống đời đạm bạc thoát khỏi sự đòi hỏi của thân, người tu sống hiên ngang trên danh lợi, tiền tài, một phen cắt ái, ly gia là đã thoát được sự cột chân của ngôi nhà thế tục, một chút dụng công tu tập nữa sẽ thoát khỏi não phiền lên đến quả vị thánh nhân…một người tu sĩ khéo dụng công tu tập khi mảnh đất tâm trở nên thanh tịnh, có đầy đủ phước đức đạo lực rồi thì chiếc áo lúc này mang ý nghĩa là thửa ruộng phước màu mỡ cho chúng sanh gieo trồng hạt giống phước đức, trí tuệ, lúc này người tu sĩ như là một trong ba điểm tựa là nơi quay về cho tất cả chúng sanh…Sống giữa dòng thuận nghịch, với bao phải trái đúng sai, với bao chướng ngại trở ngăn, thị phi vinh nhục tiếng đời… nếu là một người đời có lẽ sẽ gục ngã, sẽ buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy hoặc từ bỏ đi cái ước mơ cái mục đích của mình để chọn con đường khác êm ả hơn nhưng người tu thì không, chính màu áo hoại sắc vô tri đã trở thành một chiếc áo giáp nhẫn nhục giúp ta đối diện trước những bỉ thử, cho ta sức mạnh để vượt qua mọi chướng duyên, cám dỗ của đời để giữa dòng xôn xao đó chúng ta vươn lên một cách thanh cao không vướng bụi trần và bước chân mỗi ngày thêm vứng chãi… chiếc áo  như một đóa hoa sen mọc giữa bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ngược lại còn cho đời hương sắc…
Năm ý nghĩa cao đẹp của chiếc áo hay đúng hơn là của một người tu sĩ, nếu như thật tu thật học thì chiếc áo và người tu, tuy hai hình ảnh nhưng là một, nó là một biểu tượng đáng được tôn kín và ngưỡng mộ . Tuy nhiên ngày nay, theo nhịp độ phát triển của xã hội, theo nhu cầu của người tiêu dùng, các cửa hàng pháp phục Phật giáo đã bắt đầu mọc lên khắp nơi với rất nhiều quần áo người tu may sẵn, sẽ tiện lợi với những ai muốn thân tâm mình trở nên “duyên dáng áo lam” nhưng đó vô tình đã trở thành một “chiêu thức” mới cho những kẻ lười muốn biến mình thành người ăn bám xã hội một cách khôn khéo và thời đại. Điều đó cũng có nghĩa bên cạnh những bậc chân tu với tâm niệm:  “ nhận đời manh áo bát cơm, tặng đời bằng cả tâm hồn thanh cao” thì vẫn có một bộ phận không ít người lợi dụng hình thức người tu sĩ, lợi dụng màu áo người tu để làm lợi cho bản thân mình mà cụ thể là những kẻ tu hành giả “mượn đạo tạo đời”, hay những ông “tăng đồ lô’ đội lốt người tu, mặc áo người tu để quyên góp xây chùa, từ thiện, bán nhang…tuy chỉ là số ít nhưng “ một con sâu làm rầu nồi canh”, chính những thành phần đó đã góp phần vấy bẩn làm hoen ố chiếc áo người tu.
Là một người tu sĩ, khi đã chọn cho mình một cuộc đời phạm hạnh, mỗi chúng ta phải tự ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, với trọng trách “sứ giả Như Lai” và với màu áo thanh cao mình đang khoác,bởi màu áo ấy không chỉ  còn  được dệt nên từ bàn tay người thợ dệt nữa mà nó còn được dệt nên từ mồ hôi,nước mắt và đức tin của biết bao người.
                                “Chén cơm trắng đẫm mồ hôi tín thí
                                   Chiếc y vàng đầy nước mắt đàn na
                                   Dâng cúng ai đã cắt ái ly gia


                                   Tu đến chết để về nhà đức Phật"
                                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét